Trang chủ » Văn hóa Hàn Quốc » Người Hàn Quốc đón Tết như thế nào?

Người Hàn Quốc đón Tết như thế nào?

Cũng giống như người Việt người Hàn cũng đón Tết âm lịch, hay còn được gọi là Seollal. Seollal được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm chỉ sau Lễ Trung Thu (Chuseok). Vậy thì người Hàn Quốc đón Tết như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về văn hóa của xứ sở kim chi qua bài viết này nhé

1. Dọn dẹp nhà cửa:

Cũng giống như người Việt, Trước ngày Tết mọi người thường dọn dẹp và làm sạch nhà cửa. Việc dọn dẹp này cũng giống như việc loại bỏ tận gốc những điều không may mắn. Chuyện cũ của năm cũ, chuẩn bị một vẻ ngoài mới để đón những điều mới

2. Chuẩn bị cho ngày Tết:

Giống như Việt Nam, những ngày trước Tết là thời điểm cảm nhận được không khí ấm cúng và rộn ràng của ngày Tết nhất. Lúc này, mọi người ai cũng có nhu cầu mua sắm, chuẩn bị đồ dùng thực phẩm sử dụng trong ngày Tết và quà tặng cho người thân và bạn bè. Đối với người Hàn, việc tặng quà dịp Tết để bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới đối phương.

3.한복- Hanbok trang phục truyền thống ngày Tết của người Hàn:

Trong dịp Tết, nhiều người Hàn Quốc thường mặc áo truyền thống Hanbok để tôn vinh truyền thống và tạo nên không khí trang trí đặc biệt. Trang phục truyền thống được mặc khi thực hiện các nghi lễ hoặc khi tham gia vào các trò chơi dân gian.

4.Lễ cúng – Charye:

Trong buổi sáng của ngày Tết, gia đình thường tổ chức lễ cúng để tưởng nhớ tổ tiên. Họ sắp xếp đặt đồ cúng trên bàn và thực hiện các nghi lễ cúng.

Một bàn cúng lễ ngày Tết của người Hàn thường có rất nhiều món khác nhau nên tốn kha khá thời gian để chuẩn bị. Có cả những quy tắc sắp xếp các loại món ăn có ở trên mâm cúng này.

Sau khi sắp xếp xong mâm cúng, cả gia đình từ người già đến trẻ nhỏ đều phải cúi lạy 3 lần trước tổ tiên. Tiếp đó các thế hệ con cháu trong gia đình cùng bái lạy người già và tặng quà. Khi nhận được quà từ người lớn, người trẻ cần cúi đầu và nói “Chúc mừng năm mới”.

Sau lễ cúng gia tiên, mọi người trong gia đình cùng thưởng thức đồ cúng. Món ăn chính trong ngày đầu năm mới là canh bánh gạo truyền thống được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng và rau.

5. Đón lộc về nhà:

Trong những ngày này, nhà nhà đều treo Bokjori (복조리) trước cổng nhà với mong muốn nhận được phúc lộc quanh năm. Vào sáng mùng 1, nếu gọi được một người bán hàng rong Bokjori càng sớm thì càng nhận được nhiều tài lộc.

6. Trò chơi dân gian:

Trong ngày Tết, người Hàn thường tổ chức các trò chơi dân gian rất thú vị

Yutnori (윷놀이)

Cách chơi tương tự như trò chơi cá ngựa ở Việt Nam. Các bước di chuyển phụ thuộc vào kết quả tung 4 thanh gỗ. Dụng cụ chơi được làm bằng vải hoặc gỗ, hình vuông hoặc hình tròn và gậy yut (윷). Gậy yut gồm 4 cây gỗ theo hình trăng khuyết, một mặt có khắc chữ được gọi là yut. Đường đi của những cây gậy yut này tượng trưng cho sự vận động của hành tinh mặt trời. Còn ý nghĩa hẹp hơn là cầu mong một năm mới đầy sung túc.

Tuho (투호) – Trò chơi ném mũi tên

Một trò chơi dân gian cũng rất nổi tiếng ở xứ sở kim chi chính là Tuho. Hay còn gọi là trò chơi ném mũi tên. Người chơi đứng ở một khoảng cách nhất định để ném mũi tên vào một bình lớn. Người ném được nhiều mũi tên vào bình nhất là người chiến thắng.

Tuho ban đầu là trò chơi dành cho hoàng tộc và tầng lớp thượng lưu, nhưng giờ đây đã phổ biến với mọi người dân Hàn Quốc.

Ngoài ra còn nhiều trò thú vị khác như: Jegichagi (제기차기 – Đá cầu), Neoltwiggi (널뛰기 – Bập bênh), Paengi Chigi (팽이치기 – Đánh quay),…

7. Thăm đền chùa:

Nhiều người Hàn Quốc cũng thăm các đền chùa để cầu may mắn và tìm kiếm sự yên bình trong năm mới.

Mặc dù chỉ kéo dài trong khoảng 3 ngày từ ngày 30 đến ngày mồng 2, nhưng ngày Tết ở Hàn Quốc được coi là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Tết Seollal tạo nên một không khí bình yên và hạnh phúc cho người dân nơi đây. Các lễ nghi trong phong tục đón Tết của họ đều nhấn mạnh vào tinh thần sum họp và mong muốn cho một năm mới đầy bình an và may mắn cho gia đình.

5/5 - (16 bình chọn)
Scroll to Top
 
Tư vấn
Liên hệ - 0988.787.186
Nhận tư vấn miễn phí, nhiệt tình từ chúng tôi ngay.