Bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 35, sẽ tiến hành vào ngày 20/7/2014 tới đây, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK sẽ bỏ lĩnh vực Từ vựng- Ngữ pháp. Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, việc đánh giá cấp bậc sẽ được phân loại thành TOPIK I (cấp 1-2) và TOPIK II (cấp 3-6).
Cuộc thi năng lực tiếng Hàn mà chúng ta biết đến có tên viết tắt là TOPIK tức Test of Proficiency in Koreanhay tên tiếng Hàn là TOPIK 한국어능력시험. Tên gọi này được dùng để phân biệt với cuộc thi KBS 한국어능력시험, là cuộc thi năng lực tiếng Hàn dành cho đối tượng là người Hàn Quốc.
Thi năng lực tiếng Hàn KBS là cuộc thi kiểm tra do KBS thực hiện và Bộ văn hóa thể thao du lịch Hàn Quốc cấp bằng chứng nhận quốc gia. Kỳ thi này để áp dụng khi kiểm tra xin việc, tái tuyển dụng và nâng bậc lương cho nhân viên làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như công chức, giảng viên, nhà báo…Thi năng lực tiếng Hàn TOPIK là kỳ thi nhằm phổ cập giảng dạy và học tiếng Hàn Quốc cho đối tượng là người nước ngoài và kiều bào Hàn Quốc đang sống ở nước ngoài không sử dụng tiếng Hàn như ngôn ngữ mẹ đẻ. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thông tin và tải các bộ đề thi trước đó tại trang web chính thức của cuộc thi.
Được tổ chức lần đầu tiên từ năm 1997 bởi Quỹ nghiên cứu phát triển Hàn Quốc, hiện nay cuộc thi này đã được thực hiện ở 177 khu vực tại 62 quốc gia trên toàn thế giới. Kết quả đánh giá năng lực sử dụng tiếng Hàn sẽ được sử dụng khi đi xin việc và đi du học tại các trường đại học tại Hàn Quốc. Đến năm 2011, cuộc thi thay đổi cơ quan chủ quản dự án từ Viện đánh giá quá trình đào tạo giáo dục Hàn Quốc thành Viện quốc gia giáo dục quốc tế và được thực hiện 4 lần một năm tại 20 khu vực ở Hàn Quốc, 177 khu vực tại các quốc gia.
Trước đây, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIK được phân loại thành Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp với 6 cấp đánh giá (từ cấp 1 đến cấp 6) và đánh giá năng lực thí sinh trên 4 lĩnh vực: Từ vựng – ngữ pháp, Viết, Nghe, Đọc. Mỗi lĩnh vực này có thang điểm 100 và điểm tối đa cho mỗi kỳ thi là 400 điểm. Có hai hình thức câu hỏi thi: câu hỏi khách quan (dạng tự chọn) và câu hỏi chủ quan (dạng tự viết). Trong lĩnh vực viết, thí sinh còn phải viết một bài luận với yêu cầu về giới hạn ký tự: sơ cấp 150-300 ký tự, trung cấp 400~600 ký tự, cao cấp 700~800 ký tự.
Bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 35, sẽ tiến hành vào ngày 20/7/2014 tới đây, cuộc thi năng lực tiếng Hàn TOPIKsẽ bỏ lĩnh vực Từ vựng- Ngữ pháp. Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, việc đánh giá cấp bậc sẽ được phân loại thành TOPIK I (cấp 1-2) và TOPIK II (cấp 3-6). Số lượng các câu hỏi trong đề thi cũng được giảm xuống, TOPIK I có số câu hỏi trong đề thi Đọc là 40 câu, đề thi Nghe là 30 câu. TOPIK II có số câu hỏi trong đề thi Đọc là 50 câu, đề thi Nghe là 50 câu. Đề thi Viết chỉ dành riêng cho TOPIK IIsẽ có 4 câu trong đó câu 1-2 là các câu điền cụm từ hay câu văn thích hợp vào chỗ trống cho phù hợp với mạch của toàn bộ đoạn văn. Câu 3-4 là các bài luận chủ quan, yêu cầu thể hiện tính logic và năng lực ngữ pháp dựa trên các chủ đề liên quan đến cuộc sống nói chung.
Thang điểm chấm cho TOPIK I cũng được điều chỉnh là 200 điểm và thang điểm cho TOPIK II là 300 điểm. Đồng thời, cuộc thi mới cũng sẽ bãi bỏ chế độ điểm liệt cho từng môn như trước đây.Thời gian thi của TOPIK I là 100 phút, TOPIK II là 180 phút. Với những thay đổi đơn giản hóa trong nội dung câu hỏi cũng như phân loại đánh giá, Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người học tiếng Hàn trên toàn thế giới khi cần có chứng chỉ tiếng Hàn lúc cần thiết. Cùng với sự bao phủ của làn sóng Hàn trên khắp thế giới, số lượng du học sinh và những người học tiếng Hàn nói chung cũng ngày một tăng lên. Việc thay đổi trong phương thức tổ chức cuộc thi này sẽ khuyến khích du học sinh cũng như người học tiếng Hàn học tập và tự tin đăng ký tham gia cuộc thi hơn.
Người phát ngôn của Viện Giáo dục Quốc tế Hàn Quốc cho biết, nếu như cuộc thi trước đây tập trung vào việc đánh giá năng lực tiếng Hàn một cách gián tiếp thì cuộc thi mới sẽ tập trung đánh giá năng lực giao tiếp và tạo điều kiện cho thí sinh chủ động trong việc thể hiện kỹ năng, trình độ tiếng Hàn của mình hơn.
Mời các bạn theo dõi các cơ chế thay đổi cụ thể bằng tiếng Hàn qua bảng dưới đây:
구분 | 현행 – 33회(1.19.), 34회(4.20.)적용 | 개편 체제 – 35회(7.20)부터 적용 | |
---|---|---|---|
시험 종류 |
한국어능력시험(TOPIK) | 한국어능력시험(TOPIK) | |
시험 등급 | 한국어능력시험 초급 (1~2급) | 한국어능력시험Ⅰ(1~2급) | |
한국어능력시험 중급 (3~4급) 한국어능력시험 고급 (5~6급) |
한국어능력시험 Ⅱ(3~6급) | ||
평가 영역 |
한국어능력시험 | 한국어능력시험Ⅰ | 한국어능력시험Ⅱ |
– 어휘 및 문법(30문항) – 쓰기(서답형4~6문항, 선택형 10문항) – 듣기(30문항) – 읽기(30문항) ※ 초․중․고급 동일 |
– 읽기(40문항) – 듣기(30문항) |
– 읽기(50문항) – 듣기(50문항) – 쓰기(4문항) |
|
총 문항수 |
초․중․고급 각 104~106문항 | 70문항 | 104문항 |
312~318문항 | 174문항 | ||
배점 (시험 시간) |
초․중․고급 각 400점 (각 180분) |
200점 (100분) |
300점 (180분) |
등급 판정 | •전영역 평균점수가 급별 합격점수에 도달하고, 평가 영역별 과락점수가 없어야 함 |
•획득한 종합점수에 따른 등급 판정 | |
예) 중급 응시자일 경우 어휘․문법 45, 쓰기 39, 듣기 60, 읽기 62 점일 경우 평균 53,5로 합격점수(50점 이상)을 얻었으나 쓰기영역의 과락점수 기준 40점미만이 므로 ☞ 불합격 |
예) 한국어능력시험 Ⅱ응시자의 경우 쓰기 39, 듣기 60, 읽기 62점으로 종합점수 161점 으로 ☞ 3급 합격 예상 ※종합점수에 따른 급간 분할 점수는 매회 차 시험 후 별도 공개 |